Sau
khi giúp đội tuyển cầu lông TPHCM đòi lại ngôi vô địch đồng đội nam từ
tay Hà Nội ở giải đồng đội toàn quốc 2012 diễn ra ở Bắc Giang, tay vợt
Nguyễn Tiến Minh trở lại TPHCM để bắt đầu chương trình tập huấn đặc biệt
chuẩn bị cho Olympic London 2012. Mục tiêu của Tiến Minh là cố gắng
thay đổi phong cách thi đấu sao cho đa dạng hơn để không sớm bị bắt bài
khi dự tranh Thế vận hội.Tay vợt đang xếp hạng 11 thế giới - Tiến Minh cho
biết: “Thời gian qua, phong độ của tôi không được tốt mà 2 nguyên nhân
chính thì ai cũng biết, đó là vấn đề tuổi tác cùng việc các đối thủ đã
nghiên cứu rất kỹ lối đánh của mình nên tôi rất dễ bị bắt bài. Đó là lý
do trong 2 tháng tới, tôi sẽ cố gắng thay đổi và hoàn thiện phong cách
thi đấu mới để tạo nên bất ngờ tại Olympic”.
Bí quyết tăng lực đập trong cầu lông
1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay.
2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.
3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi thở ra đường mồm thì cũng vứt.
4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được (chuyên tâm luyện khoảng vài năm), khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 phần là kinh nghiệm trận mạc. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì cũng như không. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì. Nên thà đập hiểm còn hơn là đập mạnh.
5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức.
+ Sức mạnh: Rất quan trọng, 1 quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng sức của cổ tay không bao giờ mạnh được mà phải dùng sức mạnh toàn thân. Có hai từ để các bác hiểu nhanh hơn đó là NHỊP NHÀNG và BỘC PHÁT. Nói chung giải thích được hai vấn đề này cũng là cả vấn đề đấy.
+ Độ chính xác: Phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực.
+ Tốc độ ra đòn: thật nhanh tiếp xúc vào cầu điều này làm cho những lỗi khi phát lực giảm tối thiểu vì nó có liên qua đến thói quen của bạn
+ Khoảng cách phát lực: thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn.Các bác rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tời khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc đó. Cái này quan trọng lắm nó còn có phần làm cho đường cầu của các bạn khó đoán hơn.
+ Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển. Thử hỏi các bạn không có vị trí thuận lợi thì làm sao có thể phối hợp các động tác lại cơ chứ. Trong một sét không phải lúc nào chúng ta cũng có vị trí thuận lợi để thực hiên động tác đập cầu tốt hơn chúng ta nên tự tạo ra vị trí đó.
* Muốn đập mạnh thì phải di chuyển đến vị trí cầu sẽ rơi tự do trước, nhảy lên đúng nhịp, đón cầu đúng tầm.
- Đập cầu là kỹ thuật dùng lực toàn thân nên việc phối hợp nhịp nhàng các bộ phận là quan trọng
- Khi vung tay phải dấu được ý đồ là đâp hay chém hay phông ...
- Khi tiếp cầu phải có tính đột biến cao, có người toàn đập vào người mà người khác có đỡ nổi đâu vì họ giấu được ý đồ tấn công, tốc độ lại quá nhanh. Còn trong thì đấu thì tất nhiên không nên đập vào người vì gặp cao thủ họ bẻ tay cái là lên lưới nhặt cầu hai tay dâng trả lại liền
Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu. Nếu anh em nào quá ham smash, suốt trận chỉ biết smash và smash là tự giết mình. Nhưng mà đánh cầu lông mà không smash thì làm sao mà ăn người ta.
Do vậy, ngoài luyện tập quả smash cho mạnh (như trên có bàn qua rồi), anh chi em nên tập thêm kỹ thuật + chiến thuật đa dạng sắc bén.
+ Có cần thiết thực hiện đập cầu ngay từ quả giao cầu của đối phương?
Tất nhiên là không thể cứ búa lia lịa 4,5 phát liên tục như vậy rồi.Mệt chứ. Với lại đập hoài đối phương biết mà chuẩn bị trước thì đập sao mà ăn. Mà quả phát cầu thường rất khó đập. Confused
Tất nhiên là nguyên trận đấu không thể không attack lần nào ngay từ quả giao cầu của đối phương được. Làm vậy đối thủ đâu có sợ mình + để nó thoải mái múa may đẩy mình vào chỗ chết. Beat
Tóm lại lúc nào cần đập quả giao cầu? -> Biết mình biết ta, biết thế trận, biết thể lực cả hai tại thời điểm đó -> bạn sẽ biết nên đập hay không.
+ Làm sao để gài được đối phương nâng lên cho mình thoải mái công phá ?
Cái này chiến thuật quan trọng. Đối phương yếu chỗ nào nhất? Tìm cách ép phải, ép trái, ép trên, ép dưới ... miễn sao cuối cùng ép được ngay chỗ yếu của hắn, thế là hắn nâng cầu lên cho mình xơi thôi. Lúc này chỉ cần áp dụng quả bụp cầu mà mình đã tu luyện lâu năm là xong. Love (măm măm)
Ví dụ đa số là yếu trái tay (back hand). Gài cầu dài thế nào mà hắn không lách mình qua kịp để dùng forehand cover là hắn phải dùng backhand thôi. Cái sân cầu to thế, thiếu gì cách để ép người ta. Very Happy
Thỉnh thoảng có vài người điểm yếu lại là trên lưới. Không có khả năng bắt (dằn) lưới tốt. Hoặc không có khả năng nâng cầu sâu ra cuối sân. Đấy là thời điểm mà anh em có thể dùng để dứt điểm.
+ Có phải đánh với ai cũng dùng bài : "Nhồi cầu - Gài cầu - Dứt điểm" ?
Không hắn vậy. Nhồi - gài - dứt điểm là kỹ năng mà mình phải có. Nhưng không phải là duy nhất. Surprised
Có thể nhờ vào sức dẻo dai, kỹ thuật toàn diện để phòng thủ chặt. Khiến đối phương make mistakes. Hoặc kiên nhẫn chờ đợi thời cơ khi đối phương mất thế (vd thể lực kém hoặc mất bình tĩnh) để khống chế đối thủ. Lúc búa lúc xoa. Ăn chắc. Kiss
+ Trước khi đập cầu, anh em nên làm gì?
Tất nhiên la phải suy nghĩ kỹ rồi. Quả đập = nhiều sức lực tung ra. Đừng để phí. Nên nghĩ gì? Check list below !
Đập trái cầu này xác suất vào sân là bao nhiêu?
Đập trái cầu này xác suất ăn điểm là bao nhiêu?
Đập trái cầu này xong, thể lực mình còn là bao nhiêu, đủ theo cầu hết trái này không?
Đập trái cầu này xong, kế theo là tình huống gì? Xử lý tình huống này thế nào?
Đập trái cầu này có cần dùng 100% công lực?
Có cách nào khác vẫn ăn điểm (at least vẫn chiếm ưu thế) nếu không đập cầu?
1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay.
2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.
3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi thở ra đường mồm thì cũng vứt.
4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được (chuyên tâm luyện khoảng vài năm), khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 phần là kinh nghiệm trận mạc. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì cũng như không. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì. Nên thà đập hiểm còn hơn là đập mạnh.
5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức.
+ Sức mạnh: Rất quan trọng, 1 quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng sức của cổ tay không bao giờ mạnh được mà phải dùng sức mạnh toàn thân. Có hai từ để các bác hiểu nhanh hơn đó là NHỊP NHÀNG và BỘC PHÁT. Nói chung giải thích được hai vấn đề này cũng là cả vấn đề đấy.
+ Độ chính xác: Phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực.
+ Tốc độ ra đòn: thật nhanh tiếp xúc vào cầu điều này làm cho những lỗi khi phát lực giảm tối thiểu vì nó có liên qua đến thói quen của bạn
+ Khoảng cách phát lực: thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn.Các bác rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tời khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc đó. Cái này quan trọng lắm nó còn có phần làm cho đường cầu của các bạn khó đoán hơn.
+ Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển. Thử hỏi các bạn không có vị trí thuận lợi thì làm sao có thể phối hợp các động tác lại cơ chứ. Trong một sét không phải lúc nào chúng ta cũng có vị trí thuận lợi để thực hiên động tác đập cầu tốt hơn chúng ta nên tự tạo ra vị trí đó.
* Muốn đập mạnh thì phải di chuyển đến vị trí cầu sẽ rơi tự do trước, nhảy lên đúng nhịp, đón cầu đúng tầm.
- Đập cầu là kỹ thuật dùng lực toàn thân nên việc phối hợp nhịp nhàng các bộ phận là quan trọng
- Khi vung tay phải dấu được ý đồ là đâp hay chém hay phông ...
- Khi tiếp cầu phải có tính đột biến cao, có người toàn đập vào người mà người khác có đỡ nổi đâu vì họ giấu được ý đồ tấn công, tốc độ lại quá nhanh. Còn trong thì đấu thì tất nhiên không nên đập vào người vì gặp cao thủ họ bẻ tay cái là lên lưới nhặt cầu hai tay dâng trả lại liền
Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu. Nếu anh em nào quá ham smash, suốt trận chỉ biết smash và smash là tự giết mình. Nhưng mà đánh cầu lông mà không smash thì làm sao mà ăn người ta.
Do vậy, ngoài luyện tập quả smash cho mạnh (như trên có bàn qua rồi), anh chi em nên tập thêm kỹ thuật + chiến thuật đa dạng sắc bén.
+ Có cần thiết thực hiện đập cầu ngay từ quả giao cầu của đối phương?
Tất nhiên là không thể cứ búa lia lịa 4,5 phát liên tục như vậy rồi.Mệt chứ. Với lại đập hoài đối phương biết mà chuẩn bị trước thì đập sao mà ăn. Mà quả phát cầu thường rất khó đập. Confused
Tất nhiên là nguyên trận đấu không thể không attack lần nào ngay từ quả giao cầu của đối phương được. Làm vậy đối thủ đâu có sợ mình + để nó thoải mái múa may đẩy mình vào chỗ chết. Beat
Tóm lại lúc nào cần đập quả giao cầu? -> Biết mình biết ta, biết thế trận, biết thể lực cả hai tại thời điểm đó -> bạn sẽ biết nên đập hay không.
+ Làm sao để gài được đối phương nâng lên cho mình thoải mái công phá ?
Cái này chiến thuật quan trọng. Đối phương yếu chỗ nào nhất? Tìm cách ép phải, ép trái, ép trên, ép dưới ... miễn sao cuối cùng ép được ngay chỗ yếu của hắn, thế là hắn nâng cầu lên cho mình xơi thôi. Lúc này chỉ cần áp dụng quả bụp cầu mà mình đã tu luyện lâu năm là xong. Love (măm măm)
Ví dụ đa số là yếu trái tay (back hand). Gài cầu dài thế nào mà hắn không lách mình qua kịp để dùng forehand cover là hắn phải dùng backhand thôi. Cái sân cầu to thế, thiếu gì cách để ép người ta. Very Happy
Thỉnh thoảng có vài người điểm yếu lại là trên lưới. Không có khả năng bắt (dằn) lưới tốt. Hoặc không có khả năng nâng cầu sâu ra cuối sân. Đấy là thời điểm mà anh em có thể dùng để dứt điểm.
+ Có phải đánh với ai cũng dùng bài : "Nhồi cầu - Gài cầu - Dứt điểm" ?
Không hắn vậy. Nhồi - gài - dứt điểm là kỹ năng mà mình phải có. Nhưng không phải là duy nhất. Surprised
Có thể nhờ vào sức dẻo dai, kỹ thuật toàn diện để phòng thủ chặt. Khiến đối phương make mistakes. Hoặc kiên nhẫn chờ đợi thời cơ khi đối phương mất thế (vd thể lực kém hoặc mất bình tĩnh) để khống chế đối thủ. Lúc búa lúc xoa. Ăn chắc. Kiss
+ Trước khi đập cầu, anh em nên làm gì?
Tất nhiên la phải suy nghĩ kỹ rồi. Quả đập = nhiều sức lực tung ra. Đừng để phí. Nên nghĩ gì? Check list below !
Đập trái cầu này xác suất vào sân là bao nhiêu?
Đập trái cầu này xác suất ăn điểm là bao nhiêu?
Đập trái cầu này xong, thể lực mình còn là bao nhiêu, đủ theo cầu hết trái này không?
Đập trái cầu này xong, kế theo là tình huống gì? Xử lý tình huống này thế nào?
Đập trái cầu này có cần dùng 100% công lực?
Có cách nào khác vẫn ăn điểm (at least vẫn chiếm ưu thế) nếu không đập cầu?
Cầu lông - môn dùng vợt nhanh nhất?
Tốc
độ là gì? Trong cầu lông khái niệm tốc độ là độ bay xa của quả cầu khi
được tác động với một lực tiêu chuẩn, càng xa có nghĩa là càng nhanh.
Với các điều kiện về độ cản không khí, độ ẩm, nhiệt độ mà cùng một quả
cầu sẽ có tốc độ khác nhau ở những vùng khác nhau trên thế giới.
Một
quả cầu tốt ở Hong Kong có thể không tốt ở Anh. Bởi vì sự khác nhau về
nhiệt độ, độ ẩm, độ cao so với mặt biển và áp suất không khí...
Với
mức độ nặng nhẹ khác nhau và một số các yếu tố khác, cầu lông sẽ có
nhiều tốc độ khác nhau. Ở mỗi giải đấu các trọng tài sẽ chịu trách nhiệm
kiểm tra cầu mỗi lần thi đấu để xác định tốc độ nào sẽ được sử dụng.
Trong quá trình thi đầu, chúng ta có quyền yêu cầu đổi loại cầu bởi vì
ảnh hưởng của nhiệt độ hay độ ẩm làm thay đổi tốc độ của chúng. Điều này
cũng thường gây tranh cãi bởi vì một số người hợp với cầu nhanh nhưng
một số khác lại hợp với cầu chậm.
Trong
các giải cầu của IBF, tổ trọng tài sẽ kiểm tra 3 loại cầu có tốc độ
khác nhau để chắc chắn rằng tốc độ cầu phù hợp với điểm thi đấu về không
gian và thời gian.
Cầu nhanh hay chậm không nói lên chất lượng của nó. Tuy nhiên người dùng có toàn quyền chọn loại cầu mình muốn.
Bảng dưới là 3 hệ thống chuẩn được sử dụng:
TT
1> Loại chậm, sử dụng cho vùng cao: 48 hoặc 75
2> Loại trung bình chậm, sử dụng cho vùng có nhiệt độ nóng: 49 hoặc 76
3> Loại trung bình, sử dụng cho vùng đồng bằng: 50 hoặc 77
4> Lại Trung bình nhanh, sử dụng cho vùng lạnh: 51 hoặc 78
5> Loại Nhanh, sử dụng cho vùng thấp dưới mặt nước biển: 52 hoặc 79
Nhìn
theo bảng trên cho thấy có 2 loại thông số về tốc độ cầu, một là thông
số độ nặng bao gồm 48, 49, 50, 51, 52 tương ứng với cầu nặng 4,8g,
4,9...5,2g. Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng chỉ số cân nặng vẫn chưa
chỉ ra được chính xác tốc độ của cầu do còn có các yếu tốc khác ảnh
hưởng, vì vậy họ đưa ra một các phân loại khác hợp lý hơn đó là thông số
tốc độ bao gồm từ 75, 76, 77, 78, 79, 80, cứ tăng một số tương ứng với
đánh xa hơn 30cm. Mỗi một tốc độ sẽ thích ứng với mỗi vùng khác nhau
trên thế giới. Ví dụ: ở Trung Quốc cầu 76 thường dùng vào mùa hè và 77
dùng vào mùa đông. Cầu 75 thường được dùng ở Thái Lan còn 76 và 77 được
chuộng ở Singapore, Hong Kong và Malaysia là những nước gần biển, cầu
77, 78 Mỹ hay dùng, cầu 78,79 thì một số nước như Hà Lan, Canada, Hàn
Quốc và Nhật sử dụng. Cầu rất nhanh như 79, 80 có nước Úc sử dụng vào
mùa đông. Cầu chậm 73,74 chỉ có một số vùng cao như tỉnh Vân Nam Trung
Quốc hoặc Colorado Mỹ áp dụng hoặc ở nơi nhiệt độ cao như Johannesburg ở
Nam Phi.
Quả cầu cũng có thang đo tốc độ xoay để thể hiện độ ổn định của cầu.
Vậy cầu lông có phải nhanh nhất không?
Thực
tế thì cầu lông chính là môn thể thao dùng vợt có tốc độ nhanh nhất
trên thế giới, nó đòi hỏi phản xạ nhanh và những điều kiện hoạt động khó
khăn. Trong những cú đập cầu của các cây vợt hàng đầu thế giới tốc độ
có thể vượt 320 km/h.
Cầu lông có tương đương Aerobic?
Cầu lông tương đương với Aeribic cường độ cao, một trận đấu trung bình tương đương với chạy 1,6 km.
Mức độ phổ biến của cầu lông như thế nào?
Một
nghiên cứu năm 1993 cho thấy có hơn 1,2 triệu người Mỹ chơi ít nhất 25
lần mỗi năm, 760 ngàn người Mỹ chọn cầu lông là môn thể thao ưa thích và
có hơn 11,2 triệu người chơi ít nhất 1 lần/năm. Còn trên thế giới có
hơn 1,1 tỷ người đã xem thi đấu cầu lông tại Olympic 1992 qua TV và đến
nay chắc chắn nhiều hơn rất nhiều.
Tennis so với Cầu lông thì sao?
Những thống kê sẽ trả lời tất cả
Tốc
độ và sự chịu đựng cần thiết trong cầu lông vượt xa hơn hết thảy các
môn thể thao sử dụng vợt khác. Người ta đã nghiên cứu thống kê tại giải
tennis All England năm 1985 trận Boris Becker đánh bại Kevin Curren 6-3,
6-7, 7-6, 6-4 và tại giải vô địch thế giới cầu lông năm 1985 tại
Canada, cầu thủ Han Jian Trung Quốc đánh bại Morten Frost của Đan Mạch
với tỷ số 14-18, 15-10, 15-8 để làm so sánh như sau:
- Về thời gian: Tennis khoảng 3 tiếng và 18 phút so với Cầu lông là 1 tiếng và 16 phút
- Thời gian trong cuộc: Tennis là 18 phút còn Cầu lông là 37 phút.
- Mức độ căng thẳng, mãnh liệt: Tennis là 9% còn Cầu lông là 48%
- Số lần đánh bóng qua lại (Rallies): Tennis là 299 còn Cầu lông 146
- Cú đánh: Tennis 1.000 phát còn Cầu lông là 1.972 phát
- Số cầu đánh qua lại trong một nhịp giao đấu: Tennis, 3.4. Cầu lông, 13.5.
- Toàn bộ quảng đường di chuyển: Tennis, 3,2km, Cầu lông 6,43km
Có
thể thấy rằng một trận cầu chuyên nghiệp có thời gian diễn ra bằng một
nửa so với Tennis nhưng chạy nhiều gấp đôi và số lần đánh cầu cũng gấp
đôi.
Ngay
nay để tăng tính hấp dẫn người ta đã thay đổi luật chơi cầu lông nên
thời gian của mỗi hiệp sẽ giảm xuống, nhưng nhìn chung cường độ thì vẫn
không đổi, thậm chí độ mãnh liệt còn tăng lên.
(sưu tầm)
Kỹ thuật cơ bản của môn cầu lông
* Kỹ thuật phát cầu
Phát
cầu là động tác kỹ thuật của vận động viên ở khu vực phát cầu (từ trạng
thái tĩnh) dùng vợt đánh vào cầu để cầu bay trên không và rơi vào khu
đỡ phát cầu của đối phương.
Phát
cầu được coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng của phát
cầu tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay
bị động, dẫn tới thắng được điểm hay mất đi quyền phát cầu.
Phát
cầu có thể chia làm 2 loại: phát cầu thuận tay và phát cầu trái tay.
Nếu dựa vào vòng cung đường bay của cầu lại có thể chia thành: phát cầu
cao sâu, phát cầu cao nhanh, phát cầu lao nhanh và phát cầu thấp gần
lưới ..v..v..
1.
Phát cầu thuận tay (phát cầu bằng tay phải). Người phát cầu đứng ở vị
trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu gần khoảng
1m, thân người ở tư thế: vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái
phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau mũi bàn
chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai.
Trọng tâm của cơ thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải
cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khủyu tay hơi co, tay trái ngón
cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải
bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi
đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái.
Khi
thực hiện phát thuận tay với các đường cầu có đường vòng cung khác nhau
thì động tác trước đó và tư thế chuẩn bị trước khi đánh cầu cần phải
thực hiện giống như nhau, còn ở giai đoạn động tác khi đánh cầu và động
tác sau khi đánh cầu là có sự khác biệt.
-
Khi thực hiện phát cầu cao sâu, thì lúc cầu rơi xuống do tay trái buông
cầu, tay phải thực hiện chuyển vợt bắt đầu từ cánh tay kéo theo cẳng
tay ở phía sau bên phải vung vợt men theo cơ thể lên phía trên đằng
trước bên trái.
Khi
tay phải đã duỗi thẳng ra phía dưới đằng trước, cùng lúc với cầu rơi
tới là thời điểm tốt nhất để tiếp xúc đánh cầu, lúc này, người phát cầm
chặt vợt, đồng thời lợi dụng sức mạnh của gập cổ tay tạo phát lực đánh
cầu ra trước và lên trên. Sau đó vung vợt theo đà lên trên sang trái để
hoãn sung (hình 15:Phát cầu thuận tay cao sâu).
-
Khi thực hiện phát cầu cao nhanh, quá trình thực hiện động tác đại thể
cũng giống với phát cầu cao sâu. Chỉ có khác là trong thời khắc đánh vào
cầu (tiếp xúc cầu), cẳng tay cần tăng nhanh tốc độ kéo theo động tác
vung cổ tay ra trước và lên trên, mặt vợt cầm nghiêng ra trước và lên
trên lấy dùng sức ra trước là chính.
Chú
ý: đường vòng cung của đường cầu đánh ra ở độ cao mà đối phương vươn
thẳng vợt lên để đánh mà không tới cầu là phù hợp, đồng thời cầu phải
rơi vào khu vực sát đường phát cầu xa của đối phương (hình 16).
-
Khi thực hiện phát cầu lao nhanh ngang bằng, cần phát huy sức mạnh bột
phát của cẳng tay kéo theo cổ tay dùng sức đánh cầu ra phía trước, làm
cho đường cầu bay thẳng với độ cao bằng hoặc hơn vai của đối phương và
rơi vào sân sau (cuối sân). Then chốt của kỹ thuật phát cầu này là động
tác đánh cầu cần bất ngờ và nhanh.
-
Khi phát cầu sát lưới, tay cầm vợt cần phải thả lỏng, động tác cánh tay
phải nhỏ, chủ yếu dựa vào cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy cầu ra
trước, Đường bay vòng cung của cầu phải áp sát lưới để sang sân đối
phương. Điểm rơi ở gần đường phát cầu gần. Chú ý cổ tay không có động
tác hất lên trên (hình 17).
2. Phát cầu trái tay:
Vị
trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 - 50cm và
gần với đường trung tâm. Cũng có thể sau vạch phát cầu gần và gần đường
biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân
đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được).
Thân người hơi lao ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay
phải co khủyu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở
khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái,
ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 đến 3 chiếc lông của cầu , núm
cầu chúc xuống. Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt.
Khi
đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường
bay vòng cung của cầu hơi cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực
gần đường phát cầu gần (hình 18).
Khi thực hiện phát cầu nhanh ngang bằng trái tay thì sự phát lực cần phải đột ngột, mặt vợt phải có động tác "ép ngược".
* Kỹ thuật đỡ phát cầu
Đánh
trả cầu đối phương phát sang được gọi là đỡ phát cầu. Đỡ phát cầu cũng
giống như phát cầu, đều là kỹ thuật cơ bản nhất của môn cầu lông.
Trong
thi đấu thì phát cầu và đỡ phát cầu đều có tác dụng quan trọng như
nhau. Nếu như nói phát cầu tốt là sự khởi đầu đi tới thắng lợi, vậy thì
cũng có thể nói đỡ cầu tốt là bước thứ nhất đi tới thắng lợi. Bên phát
cầu lợi dụng cách phát cầu biến hoá đa dạng để làm rối loạn thế trận đỡ
phát cầu, nhằm giành quyền chủ động. Còn bên đỡ phát cầu lại thông qua
đỡ phát cầu đa dạng để phá vỡ ý đồ chiến thuật của bên phát cầu. Vì vậy,
đối với người mới học môn cầu lông, thì đỡ phát cầu là kỹ thuật không
thể coi nhẹ.
1. Vị trí và tư thế đứng của người đỡ phát cầu:
*
Vị trí đứng trong đánh đơn: vị trí đứng trong đánh đơn ở vào chỗ cách
đường phát cầu gần 1.5m. Ở khu vực đỡ phát cầu bên phải thì đứng gần với
đường trung tâm, ở khu vực phát cầu bên trái thì đứng vào giữa. Chủ yếu
là đề phòng đối phương trực tiếp tấn công phía bên trái tay.
Nói
chung tư thế đứng thì chân trái ở trước chân phải ở sau, hai gối hơi
khụyu, hóp bụng và ngực, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, gót của
bàn chân sau hơi kiễng, một bên của thân người hướng về lưới, vợt đưa về
trước thân, hai mắt nhìn chăm chú vào đối phương (hình 19).
*
Vị trí đứng trong dánh đôi: do khu vực phát cầu trong đánh đôi ngắn hơn
khu vực phát cầu của đánh đơn là 0.76m, nên phát cầu trong đánh đôi
kiểu cao sâu dễ bị đối phương đập vụt. Do vậy phát cầu trong đánh đôi
thường sử dụng kỹ thuật phát cầu sát lưới làm chính. Khi đỡ phát cầu cần
đứng ở vị trí gần với đường phát cầu gần.
Tư
thế chuẩn bị khi đỡ phát cầu của đánh đôi trên cơ bản giống với tư thế
chuẩn bị đỡ phát cầu của dánh đôi, chỉ có điểm hơi khác là thân người
ngả ra trước lớn hơn, trọng tâm cơ thể có thể tùy ý muốn đặt lên chân
nào cũng được, vợt có thể giơ lên hơi cao một chút. Điểm đánh cầu là vào
lúc cầu bay sang đang có độ cao nhất thì tranh thủ chủ động đánh cầu.
Nhưng cũng cần chú ý đề phòng khu vực sân bên phải đối phương phát cầu
nhanh ngang bằng tấn công vào phía trái tay.
2. Đỡ phát cầu các loại cầu đến:
Khi đối phương phát cầu cao sâu hoặc cao nhanh, có thể dùng cách đánh cao sâu, treo cầu hoặc đập vụt để đánh trả (hình 20).
Nói
chung đỡ phát cầu cao sâu là một cơ hội tấn công. Nếu đánh trả tốt sẽ
dễ giành được quyền chủ động. Những người mới học thường do kỹ thuật sân
sau chưa nắm vững tốt, chất lượng đánh trả cầu tương đối kém dễ dẫn đến
sự tấn công trở lại của đối phương. Vì vậy cần nâng cao kỹ thuật tấn
công sân sau (cuối sân).
Khi
cầu đối phương phát sang là cầu sát lưới có thể dùng cách đánh trả cầu
bằng đường cầu cao sâu, bỏ nhỏ sát lưới, đẩy cầu ngang; Nếu như chất
lượng phát cầu của đối phương không tốt, cũng có thể đánh trả bằng vỗ
cầu. Nên quan sát phán đoán ý đồ phát cầu sát lưới của đối phương. Nếu ý
đồ của đối phương là phát cầu cướp tấn công, nhưng năng lực phòng thủ
của bản thân họ lại không mạnh thì ta có thể đánh trả bằng bỏ nhỏ hoặc
đẩy cầu ngang. Điểm rơi của cầu cần xa chỗ đứng của đối phương, khống
chế tốt đường cầu không để đối phương tấn công. Khi đối phương sử dụng
liên tục phát cầu cướp tấn công, thì đỡ phát cầu nhất định phải điềm
tĩnh trong phòng thủ, nếu nôn nóng, coi thường hoặc cuống lên sẽ làm cho
chất lượng cầu đánh trả kém đi từ đó dễ làm cho đối phương tạo được cơ
hội thuận lợi thực hiện cướp cầu tấn công (hình 21).
Khi
đối phương phát cầu lao nhanh sang thì có thể dùng cách đánh trả bằng
đẩy ngang hoặc đánh cầu cao sâu, lấy nhanh để trị nhanh.
Do
điểm đánh cầu của bên đỡ phát cầu cao hơn so với bên phát cầu, nên nếu
đánh ép mạnh xuống một chút có thể giành lại quyền chủ động. Mặt khác
cũng có thể đánh trả bằng đường cầu cao sâu để tránh phiền hà.
Không
thể vội vã đánh trả cầu gần lưới. Bởi vì nếu chất lượng đánh trả cầu
kém một chút sẽ có khả năng gặp phải sự phản công của đối phương.
Còn
việc biến đổi đường cầu và điểm rơi khi đỡ phát cầu và làm thế nào để
phát huy được sở trường của mình, khoét sâu được chỗ yếu của đối phương
thì điều này có quan hệ đến vấn đề vận dụng chiến thuật.
Dự
kiến từ ngày 12 đến 17-6, Tiến Minh sẽ lên đường sang Jakarta tham dự
Giải Super Series Indonesia mở rộng 2012 với tổng số tiền thưởng lên đến
600.000 USD, có rất nhiều tay vợt đẳng cấp tham dự. Ngay sau đó, tay
vợt Việt Nam sẽ tiếp tục sang Singapore để dự giải Super Series thứ hai
liên tiếp có giá trị Giải thưởng 200.000 USD để tiếp tục cọ xát.
Tiến Minh hy vọng lọt đến tứ kết Olympic London
Trong
thời gian đó, Tiến Minh cũng chính thức tập luyện cùng tay vợt trẻ
người Indonesia Adi Prata, “quân xanh” mà Liên đoàn Cầu lông TPHCM phối
hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và
Du lịch TPHCM thuê về tập luyện cùng tay vợt số 1 Việt Nam trong vòng
một tháng (từ ngày 22-6 đến ngày 22-7). Bốn năm trước ở Olympic Bắc
Kinh, Tiến Minh thua ngay trong trận ra quân trước đối thủ bị đánh giá
yếu hơn là Hsieh Yu Hsing. Lần này, tay vợt Việt Nam hy vọng khi thay
đổi phong cách thi đấu, anh sẽ lọt ít nhất đến vòng tứ kết.
bài viết rất hữu ít, cám ơn bạn nhé, bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
Trả lờiXóaLink: shop cau long uy tin